Food for Thoughts

Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm.

I'm a great believer in luck, and I find the harder I work, the more I have of it.

Logic will get you from A to B. Imagination will take you to everywhere.

When the impossibility has been eliminated, whatever improbable remains... is possible.

So do all who live to see such times. But that is not for them to decide. All we have to decide is what to do with the time that is given to us. There are other forces at work in this world Frodo, besides the will of evil. Bilbo was meant to find the Ring. In which case, you were also meant to have it. And that is an encouraging thought.

Lười biếng, hời hợt và dễ dãi là ba thứ giết chết tài năng.

Dec 28, 2008

Disney The Great Mouse Detective (1986)




Phim này là lấy cảm hứng từ Sherlock Holmes của Sir Arthur Conan Doyle với thám tử chuột Basil và bạn đồng hành chuột Doctor Dawson. Hang của Basil ở ngay dưới nhà của Sherlock Holmes mới ghê!

Nhớ lại hồi còn bé tí coi phim này với cái tựa là "Thám tử chuột tài ba" bằng băng video (bây giờ đã mốc meo hết cả!) mình đã mê con chuột thám tử Basil này mà bây giờ lớn rồi mình coi lại phải nhận xét là "một con chuột điên". Chuột Dr. Dawson làm mình nhớ nhất cái lúc tìm thấy bé chuột Olivia trong một cái hốc ngồi nấc từng tiếng vì cha mình là chuột Hiram Flaversham (một thợ làm đồ chơi rất nhà nghề đã làm cho Olivia một con rôbốt chuột nhỏ biết dance dịp sinh nhật) bị con chuột Professor Ratigan bắt cóc (Ratigan rất ghét bị gọi là "chuột" dù hắn ta là một con chuột cống cỡ king-size và các hoạ sĩ vẽ hắn với 5 ngón tay thay vì 4 ngón cho những con chuột khác). Olivia hỏi xem Dr. Dawson có biết thám tử Basil ở phố Baker không. Dr. Dawson ban đầu ái ngại, thấy Olivia tội quá lại bung dù dẫn cô bé chuột đi về nhà của Basil trong buổi tối London mưa rỉ rả... Olivia dễ thương quá! (entry photo đó!) Iu ghia! Có đứa em gái nhỏ giống Olivia (thích tên Olivia Flaversham!), dễ thương, láu lỉnh, giọng nói đó, chắc mình iu lắm! Hehe!

Sau đây là mấy câu thoại đáng nhớ của các nhân vật trong phim. Hài kinh khủng. (Fidget là con dơi đi chân giả cánh rách te tua là Chí Phèo của con CHUỘT Prof. Ratigan. The Mouse Queen là nữ hoàng của mousedom, tương đương Nữ hoàng nước Anh!)
--------
Basil: There's always a chance, Doctor, as long as one can think.

_____


Basil: Don't worry, old fellow. It's not *entirely* hopeless.

_____


Fidget: Here you are, sweetheart.
The Mouse Queen: Have you... been with us... long?

_____


Olivia Flaversham: Now will you please listen to me? My daddy's gone, and I'm all alone.
Basil: Young lady, this is a most inopportune time.
[Resumes playing violin]
Basil: Surely your mother knows where he is.
Olivia Flaversham: I... I don't have a mother.
Basil: [Stops playing with a screech] Well, um... then perhaps... See here! I simply have no time for lost fathers.
Olivia Flaversham: I didn't lose him. He was taken by a bat.
Basil: Did you say... bat?
Olivia Flaversham: Yes.
Basil: Did he have a crippled wing?
Olivia Flaversham: I don't know, but he had a peg leg.
Basil: Ha!
Dr. Dawson: I say, do you know him?
Basil: Know him? That bat, one Fidget by name, is in the employ of the very fiend that was the target of my experiment! The horror of my every waking moment. The nefarious Professor Ratigan!
Dr. Dawson: Ratigan?
Basil: He's a genius, Dawson. A genius twisted for evil. The Napoleon of crime!
Dr. Dawson: As bad as all that, eh?
Basil: Worse! For years I've tried to capture him, and I've come close, so very close, but each time he's narrowly evaded my grasp! Not a corner of London is safe while Ratigan is at large. There's no evil scheme he wouldn't concoct. No depravity he wouldn't commit. Who knows what dastardly scheme that villian may be plotting even as we speak.

_____


Dr. Dawson: How the deuce did you know I was a doctor?
Basil: A surgeon to be exact. Just returned from military duty in Afghanistan. Am I right?
Dr. Dawson: Why, ha, ha, yes. Major David Q. Dawson. But how could you possibly...?
Basil: Quite simple, really. You've sewn your torn cuff together with a Lambert stich, which, of course, only a surgeon uses. And the thread is a unique form of cat-gut, easily distinguished by its peculiar pungency, found only in the Afghan provinces.
Dr. Dawson: Amazing!
Basil: Actually, it's elementary, my dear Dawson.
_____


Olivia Flaversham: You know, Daddy, this is my very best birthday!
Hiram Flaversham: Ah, but I haven't given you your present yet.

______


Dr. Dawson: Scoundrel's quite gone.
Basil: But not for long, Miss Flamhammer!
Olivia Flaversham: Flaversham!
Basil: Whatever.

Basil: Miss Flamchester!
Olivia Flaversham, Dr. Dawson: Flaversham!
Basil: Whatever.

Olivia Flaversham: Goodbye, Basil.
[sniffles]
Olivia Flaversham: I... I'll never forget you.
Basil: Nor I you, Miss... Miss Flangerhanger.
Dr. Dawson: [chuckles] Whatever.
____


Ratigan: Now, you will remember to smile for the camera, won't you? Say "Cheese".


_____


Dr. Dawson: You're... despicable!
Ratigan: Hehe... Yes.
_____


[Fidget gets tired of pedaling Ratigan's airship]
Fidget: [gesturing at Olivia] We have to lighten the load.
Ratigan: Oh, you want to lighten the load? Excellent idea.
[grabs Fidget and throws him overboard]
Fidget: No! Not me! Wait, I can't fly! I can't fly!

_____


Dr. Dawson: Dash it all, Basil! The Queen's in danger, Olivia's counting on us, we're about to be horribly "splatted" and all you can do is lie there feeling sorry for yourself. Well, I know you can save us, but if you've given up then why don't we just set it off now and be done with it?
Basil: [feebly] He he. "Set it off now." Set if off... now?
[triumphantly]
Basil: Ha ha! Yes! We'll set the trap off now!

_____


Ratigan: Oh, my dear Bartholomew. I'm afraid that you've gone and upset me. You know what happens when someone upsets me.

_____

[Ratigan has ridiculed Basil]
Dr. Dawson: You fiend!
Ratigan: Sorry, chubby. You should have chosen your friends more carefully.

_____


Basil: Aha, Dawson! We've found it at last. Ratigan's secret lair. And it's filthier than I imagined.

_____



Basil: Ratigan, no one can have a higher opinion of you than I have, and I think you're a slimy, contemptible sewer rat!


Dec 27, 2008

Truyện ngắn Hoa vông vang - Đỗ Tốn




Normal 0
Hồn lưu lạc chưa hề thờ một chúa
Yêu một người ta dâng cả tình thương
H.C

Ngày ấy Đỗ là một chàng trai mười tám, lòng đang tưng bừng mới nở, trông ai cũng đẹp. Suốt ngày vui cười, sẵn sàng yêu đương, chàng thấy tương lai toàn mầu rực rỡ. Đang đầy tin tưởng, một hôm chàng gặp Phượng Trinh, một nữ học sinh tóc còn cặp sau gáy. Tuy không biết nàng bao nhiêu tuổi nhưng Đỗ cứ cho là mười sáu; và chàng nhủ thầm: "Chỉ mười sáu mới có thể có được đôi mắt sáng thế".

Lúc ấy là một buổi trưa mùa đông; dưới gió qua vòm cây, Phượng Trinh đang cười trong ánh nắng rung rinh cùng mấy chị em bạn học. Đỗ mong ước gì đâu mà sao khi vừa gặp chàng vội ngây người đứng ngắm rồi kêu khẽ: "Người trong mộng của ta đây rồi". Tay xách cặp, chân đi đôi guốc phi mã gót cao, lúc ấy Trinh mặc chiếc áo mầu xanh gió thổi tung bay thấp thoáng ánh mặt trời. Thế là lòng chàng trai mới mẻ vội chọn nàng giữa trăm bông thắm; Đỗ đi xa xa theo Trinh... thì ra Trinh đi qua nhà chàng, nàng ở phố gần đấy.

Từ đấy mỗi ngày hai buổi tan học, Đỗ vội vàng đạp xe thật nhanh về để ngắm Trinh qua và những chiều nào được nghỉ sớm thì chàng đi bộ lên gần trường Trinh học đứng đợi nàng về để lẳng lặng đi theo sau. Song vì yêu quá chàng đâm rút rát nên chỉ dám nhìn thôi vả lại sợ Phượng Trinh cho lẫn mình vào con nhà phường phố bậy bạ nên chàng chỉ theo xa xa. Theo đến gần nhà mình thì Đỗ đi sang bờ hè bên kia rảo bước về cửa nhà đứng đợi. Bao giờ chàng cũng nhìn Trinh đi ngang qua với đôi mắt si ngây... và cũng nhiều lần chàng theo đến tận nhà. Cứ như thế mãi, dần dần Trinh cũng hiểu, vì đã có nhiều bận Đỗ thấy Trinh vào trong nhà, rồi vừa đóng cổng vừa đưa lén mắt ngập ngừng trông trộm chàng. Phượng Trinh cũng đã để ý tới chàng trai si mê mình. Mỗi chiều đi học về thường thường nàng hay đi thật chậm vui chuyện ríu rít cùng hai chị em bạn về cùng đường, có bận Đỗ thấy Trinh đứng lại vui thú cười rũ rượi để rơi cả cặp sách như một con chim non say nắng mới, Trinh luôn luôn ríu rít cười nói rả rích làm vui cả lòng Đỗ đứng nhìn.

Từ ngày gặp đôi mắt nhung huyền ảo tươi sáng của Phượng Trinh lòng Đỗ đã mang một nỗi yêu thương không cùng. Chàng đi hỏi dò các bạn quanh vùng về người mơ ước thì biết Trinh theo đạo Gia tô ngoan ngoãn. Gia đình Đỗ cũng theo đạo Gia tô nhưng là con trai nghịch ngợm, chàng không bao giờ đi lễ ở nhà thờ và cũng chẳng cần biết đức Chúa Trời là ai. Tuy thế từ ngày biết là sáng chủ nhật nào Trinh cũng đi lễ ở nhà thờ thì mặc dầu trời có rét mướt, Đỗ cũng dậy sớm đi lễ rất ngoan chứ không ngủ trưa như trước nữa. Hôm nào được trông thấy Trinh, hôm nào được luồng mắt đen của nàng nhìn lại, dù là bất ngờ, Đỗ ra về cũng sung sướng hát nghêu ngao rầm cả nhà. Và tối tối chàng thường đi qua nhà Trinh để được trông thấy cây dừa trúc đào trong sân trước cửa, chỉ thế thôi cũng đủ cho Đỗ trở về ngủ những giấc mê yên lành mà luôn luôn Trinh hiện ra tươi cười.

Tuổi trẻ có một lần và chỉ có một lần mới mẻ nhất Đỗ yêu không có tận cùng bờ bến. Sách học của chàng chỉ nhằng những tên Phượng Trinh viết đủ các kiểu.

Sau những ngày đi nhà thờ, Đỗ mới biết là có nhiều chàng trai khác cũng đi nhà thờ ngắm Trinh như chàng... nhưng chưa có ai được lọt vào mắt đen! Riêng Đỗ được nàng để ý. Đỗ cũng cho một phần là do gia đình chàng mà Trinh đã biết, tỏ ra chàng không phải là con nhà bậy bạ, tình chàng là tình chân thật. Mỗi lần sáng chủ nhật đi nhà thờ, hễ Đỗ thấy dưới luồng mắt của mình Trinh e lệ luống cuống bước mau nép vào bên chị dâu là chàng cũng đủ thấy vui sướng cả ngày, mấy ngày.

Hoa mai nở!... Mùa đông qua: Tết đến! Bên bát thủy tiên hương thơm vấn vít, lòng trai run run lần đầu Đỗ cắm bút viết mấy lời chúc mừng năm mới, anh viết cho Trinh.

Rồi một buổi đầu xuân, Đỗ hỏi Tân, một cô bạn học của Phượng Trinh, thì Đỗ mới biết Trinh là tên gọi ở nhà, chứ ở trường chỉ gọi nàng là Phượng thôi. Tân nói lại cho Đỗ biết là các bạn ở lớp đã biết chuyện Đỗ theo Phượng và trêu chế Phượng nhiều lắm... nhưng Phượng không hề cãi lại mà chỉ đỏ mặt cười chạy trước những dịp cười của các bạn...

- "Phượng yêu Đỗ rồi đấy"...

Tân nói thế làm Đỗ sung sướng ngây cả người rồi hỏi:

- Thật à?... Thế thì tôi chết mất!

Chàng trai mới có mười chín, mỗi khi sung sướng quá là chỉ kêu chết.

Từ đấy Đỗ là người sung sướng. Có khi chàng đứng nói chuyện một mình với bờ thang là thường; có bận người chú vui tính của Đỗ bắt gặp cười bảo:

- Đứng cười một mình thế thì chó nó cũng biết.

Thế là hai chú cháu nhìn nhau hể hả... và lòng Đỗ vui tưng bừng, bình tĩnh mất hết. Có lúc chàng ôm lấy thằng nhỏ hét:

- Tao yêu mày lắm.

Rồi Đỗ viết một lá thư mà chàng đã tốn bao công nắn nót gọt rũa. Những ngày ấy là những ngày sung sướng hồi hộp mà bao cảnh mộng xôn xao trong lòng! Tới một hôm Đỗ dừng xe đạp ở bên đường đợi xe Trinh đi học về qua. Từ xa Đỗ đã nhận được một chiếc xe; đến lúc trông rõ Trinh, Đỗ ngượng nghịu cố mỉm cười làm Trinh cũng phải buồn cười luống cuống thẹn ngoảnh đi. Đỗ đạp xe theo, nhưng mãi cũng không dám đi gần, chàng cảm động quá. Được nửa phố, Đỗ lấy hết can đảm liền đạp xe đi kèm cạnh xe Trinh. Giọng nói đã lạc cả tự nhiên; Đỗ ngập ngừng:

- Chào Trinh.

Trinh cũng cảm động và thẹn, nàng chỉ đỏ mặt mỉm cười đưa chiếc mùi xoa lên miệng bẽn lẽn cắn thoáng nhìn lại Đỗ rồi lại nhìn đi ngay, mắt long lanh rộn ràng bao lời êm ái. Trời, luồng mắt làm Đỗ choáng váng ngây ngất muốn nói mà chẳng nên lời. Đỗ thò tay thả phong thư vào trong xe Trinh. Như sực tỉnh, Trinh vẫn mỉm cười cầm phong thư đưa trả lại miệng kêu khẽ giọng rất thanh:

- ấy chết!...

Nhưng Đỗ đã hãm xe lùi lại phía sau.

Hồi hộp đợi mấy hôm cũng không thấy Phượng Trinh giả nhời, Đỗ suốt ngày băn khoăn trông ngóng người đưa thư! Rồi có một buổi kia Đỗ gặp Tân, nàng nói:

- Đỗ bỏ một lá thư vào xe Phượng phải không? Phượng nhờ tôi nói với Đỗ từ rày đừng làm thế nhỡ người ngoài người ta trông thấy thì người ta coi Phượng vào hạng người gì... có muốn nói gì cứ nói thì hơn...

Nghe xong Đỗ tươi tỉnh đưa tay lên gãi gáy bừng bừng sung sướng rồi đáp:

- Lúc ấy còn nói thế khỉ gì được mà nói!

Không biết Phượng Trinh có hiểu cho anh như thế? Chỉ biết sau đó Đỗ luôn luôn viết thư nhờ Tân đưa thì Trinh nhận. Nhưng mê say chàng đòi hỏi quá nhiều! Đôi lúc Trinh cũng đáp lại nhưng nói sao được tấm lòng thành thực si mê của chàng trai mười chín, kể sao được hết nỗi bồng bột! Tuy Trinh có trả lại nhưng ít lắm, chẳng đủ lấp một chút không gian to tát của lòng Đỗ! Trinh đã trả lại ít hay chính Đỗ đòi mong quá nhiều!... Nhưng lấp sao được lòng anh thuở ấy, lấp sao được biển cả đương lúc sóng tình dồn dập!

Chàng trai yêu đắm đuối buổi ban đầu thì còn đâu là bờ bến! Đỗ không cần, không nghĩ gì ngoài "Phượng Trinh của anh" ra. Hôm nào được Trinh đi học về đã vào đến trong nhà mà còn ngó lại một cái là chàng đủ sung sướng ầm ỹ. Những hôm ấy có ai tra hỏi gì đâu mà Đỗ cứ vui mừng kể cho chị nghe nào Trinh mặc mầu áo gì, Trinh nhìn lại thế nào... Và có lần Đỗ khoe: "Chị ạ, hôm nay rét, cô Trinh mặc một cái áo măng tô hơi ngắn hơn áo trong một tí, nhưng em trông lại càng thấy đẹp chị ạ, một vẻ đẹp riêng".

Dần dần chị dâu của Trinh cũng biết Đỗ yêu Trinh (có lẽ Trinh nói). Vì nhiều lần gặp Đỗ, chị nhìn chàng trai rồi nhìn cô em chồng cười tinh ranh làm Trinh xấu hổ bám nép vào tay chị cười.

Những lúc đó Đỗ sung sướng đứng nhìn bộ tóc cặp xõa xuống lưng rung rinh vui thú.

Có một hôm chủ nhật Đỗ cùng cha đi săn bắn về mệt nên hôm sau Đỗ nằm nghỉ ở nhà rồi viết một lá thư cho Tân. Trong thư chàng nói: "Thế nào, Tân đã xin hộ Trinh cho tôi một tấm ảnh chưa, cố vào nhá, trăm sự nhờ Tân đấy! à, hôm qua tôi vừa đi săn về, mệt và mệt, phải nằm nhà nghỉ... nhưng nhớ Trinh lắm...". Vài hôm sau Tân nói nàng có cho Phượng xem mảnh thư ấy, và mặc dầu nó nguệch ngoạc nhỏ bé, Phượng cũng đã xin lấy cả thư đó. Và Đỗ sung sướng đến ngạt thở khi Tân bảo:

- Thư nào của Đỗ, Phượng cũng giữ cất đi cả...

Thôi, hồn Đỗ phơi phới như lên tới trời xanh!... Và những lúc ấy, những lúc quá tin tưởng ấy, anh đã tưởng đời anh sẽ theo một con đường nhất định. Nhưng tính Đỗ cũng rất trẻ con, trong thư luôn luôn chàng viết những câu không đâu, chẳng hạn: "Cái mũi Trinh trông ngon như viên kẹo đrra-giê ấy" hoặc "tôi thích bắt Trinh mang thả trên đồi cỏ để xem Trinh ca hát chạy nhảy như một con sơn ca". Tuy thế Trinh cũng trả lời: "Thư Đỗ viết vớ vẩn lắm"... nhưng Trinh sung sướng.

Một hôm Đỗ đang đứng ngóng đợi xe Trinh thì có một nữ học sinh đi qua tươi cười nhìn chàng. Lòng trai đang đầy nhựa mạnh sẵn sàng yêu đương, không cưỡng được trước nụ cười cùng đôi mắt đưa tình của cô học sinh tinh nghịch Đỗ nhận ngay mối tình dễ dãi... tuy trong lòng chàng, Phượng Trinh vẫn là vị chúa có một ngai riêng cao quý mà không ai chạm tới được; lúc nào Trinh chả là hoa thơm cỏ quý của lòng anh; nhưng trong một lúc, chỉ trong một lúc thôi Trinh thoáng có ý tưởng rằng Đỗ cũng chỉ như một chim trời thấy rừng xanh thì sà xuống để mai mốt lại bay đi!... Trinh buồn!... nàng hơi ngờ! Một hôm Đỗ viết thư cho Trinh, trong có câu "thời gian trôi chảy, tuổi trẻ qua mau... Trinh còn đợi đến bao giờ mới đáp lại tiếng gọi của lòng tôi" thì nàng giả nhời: "đã có người đáp lại rồi còn gì!" Chàng trai chết đứng người, chàng nguyền rủa chàng, rồi chàng buồn lo hối hận vật vã thâu đêm.

Làm thế nào Trinh hiểu được bây giờ, làm thế nào...

Song mặc thế, tình giữa hai người vẫn bền chặt nhưng cũng vẫn mơ hồ.

Đã mấy tháng giời theo đuổi mà vẫn chưa lần nào Đỗ được Trinh hẹn hò cho gặp riêng một lần. Người thiếu nữ ngoan ngoãn vẫn tin ở tình chàng trai, nhưng chỉ sẵn lòng đợi chàng đến hỏi làm vợ. Tình yêu mà nàng hiểu là thành thực chỉ có thể đưa tới cuộc hôn nhân... mà Đỗ cũng thực muốn thế. Song mới có mười chín tuổi chàng đã tính đến chuyện vợ con sao được. Vả lại chưa được cùng nhau hẹn hò một câu, chàng trai chưa dám chắc gì mà dạm hỏi... tuy đã bao lần trong mắt Phượng Trinh chàng tưởng được thấy hạnh phúc, chàng đọc thấy, nhận thấy một vẻ dịu dàng xô đẩy lòng chàng.

"Hay đó chỉ là một hạnh phúc đơn sơ khó kiếm" Đỗ vẫn băn khoăn tự hỏi thế những lúc không hiểu.

Sao không hẹn với nhau một câu, sao không thả hết tình yêu? Nhưng duyên số...

Rồi một ngày chủ nhật mà gió đã nóng, Đỗ lang thang ở phố thì nghe thấy một giọng nói vui vẻ bay đến tai:

- Phượng đâu? Sao lại đi chơi một mình thế? Không đi với Phượng à?...

... Tiếp theo một dịp cười - Đỗ ngơ ngác nhìn lên thì ra Tuyết, cô bạn học cùng lớp với Phượng Trinh đang đứng trên bao lơn tươi cười nói xuống. Đỗ mỉm cười cảm ơn. Độ năm phút sau bất ngờ Đỗ gặp Phượng Trinh thật. Nàng mặc áo mầu tím, đang đi mua hàng may áo nực cùng hai chị. Gặp Đỗ, Trinh bẽn lẽn không dám nhìn, nhưng có một lần Đỗ bắt gặp mắt Trinh ghé qua gáy chị nhìn trộm mình làm chàng sung sướng run cả người. Hôm sau Đỗ vội nhờ Tân đưa cho Trinh một lá thư, trong có đoạn:

"Hôm qua đi phố chơi, tôi đang lang thang thì nghe thấy một giọng nói từ trên trời bay xuống hỏi: "Phượng đâu? Sao lại đi chơi một mình thế, không đi với Phượng à? Tôi nhìn lên thì Tuyết, Trinh ạ - Đây, đối với tất cả thì Phượng là của tôi đấy, thế mà tôi cứ chưa dám chắc! Trinh thử hỏi hộ cô Phượng, cô Phượng có cái mũi xinh xinh ấy mà, xem Phượng có phải là của tôi không?".

Tuy thế Trinh cũng chỉ trả lời Đỗ: "Thư Đỗ viết vớ vẩn lắm".

Thời gian qua mau! Hoa cánh phượng đà phơi sắc đỏ rực rỡ dưới nắng vàng gay gắt. Thế là mùa hè đã tới mà hai người vẫn chưa có một lời hò hẹn tuy trong lòng họ thành thực yêu nhau! Người thiếu nữ nền nếp giữ gìn theo luân lý cổ truyền đã đưa chàng trai vào chỗ rừng rậm của tâm tình. Đỗ cảm thấy Trinh yêu chàng đấy, nhưng không hiểu được tại sao nàng lại không cho gặp riêng. Mùa hè đã vô tình chia rẽ mối tình thơ ngây; không còn ai đưa hộ thư của Đỗ đến tay Trinh nữa.

Song tuy xa cách, Đỗ vẫn một lòng tin vào duyên số, tin vào tình yêu, tin vào Trinh chàng vẫn còn nhớ rõ những lúc Trinh từ trong nhà e lệ nhìn ra, những nụ cười, những gót chân luống cuống bước mau, những đôi mắt ngượng ngùng bắt gặp... đôi mắt tươi sáng như tráng nước thu trong đã bao lần làm chàng ngây ngất. Đỗ đã vẫn bảo: "Thật anh chưa từng thấy một đôi mắt đẹp hơn trong đời, mà anh có nói thì chắc em lại chớp mau e thẹn". Đỗ tự an ủi trong những ngày xa cách Đỗ chỉ biết nhớ lại.

Nghỉ hè xong thì Tân ở quê, không ra đi học nữa. Trinh theo học một trường khác. Thế là không còn ai đưa thư hộ Đỗ nữa, chàng chỉ biết đứng nhìn theo xe Phượng Trinh. Sao Đỗ không đến tận bên nàng mà thổ lộ nỗi lòng? Có lẽ chàng e ngại! Chàng trai mới mười chín tuổi ấy mà! ở đâu thì chàng hung hăng lắm, nhưng khi trước mắt người yêu thì chàng ngoan ngoãn như một con hươu non. Vả lại Đỗ vẫn tin là Trinh yêu mình, hơn nữa chàng sợ nhỡ đến bên làm Trinh phật ý thì sao. Năm ấy hai người ít gặp nhau lắm. Một hôm sắp tới mùa hè, Đỗ đi qua nhà Phượng Trinh... Nhìn vào, chàng thấy Trinh đang bế một đứa cháu nhỏ, con của người anh nàng; Trinh yêu trẻ con lắm. Đỗ đã thấy nhiều chiều vừa đi học về, là nàng vứt cặp chạy vội vào giành lấy đứa bé ở trong tay u nó. Hôm nay Trinh cũng đang tươi cười bế cháu, nhưng lúc nhìn ra thấy Đỗ đang ngắm mình, nàng liền nghiêng đầu hôn đứa nhỏ, mắt đắm đuối vẫn không rời chàng trai.

Đỗ ra về sung sướng đến đau khổ, chàng biết là chiếc hôn đó riêng tặng chàng. Bữa nay cũng như đã bao lần đôi mắt ướt của Phượng Trinh làm lòng chàng xao xuyết ngây ngất... Nhưng càng thấy Phượng Trinh cũng yêu mình mà không được thổ lộ nỗi lòng, Đỗ càng đau khổ bứt rứt. Dần dần thời gian qua, không làm sao được, Đỗ đành lẳng lặng buồn rầu trông mối tình xa cách, không phương gì nối lại. Tuy biết là chia rẽ nhưng chẳng hiểu tại sao tự đáy lòng sâu, Đỗ vẫn có một tia tin vu vơ, cái tin vô lý của lòng trai chưa hề biết thất vọng.

*
* *

Những giấc mộng đẹp sao hay ngắn ngủi, tuổi trẻ vô tình qua mau như đàn mòng khoang vun vút bay qua cánh đồng rộng để vội vã biến vào cảnh trời mùa đông u ám. Nghỉ hè năm sau đã lại tới, rồi tới mùa thu! Một hôm đang ở rừng quê thì Đỗ được bạn viết thư cho biết tin Trinh đi lấy chồng. "Cưới chạy tang, bố chết... trông Trinh chẳng vui gì sốt cả v.v...".

Như những vết thương đứt quá mạnh làm ta tê đi không thấy đau, mấy ngày đầu Đỗ không thấy buồn, nhưng sau, nhiều lúc tự nhiên chàng thấy như mất một mục đích trong đời, chàng cảm thấy trong lòng chán nản. Tuy thế chàng vẫn yêu Trinh như trước và vẫn mang máng tin là Trinh yêu mình. Đỗ vẫn nói một mình: "Cứ để mặc anh tin em nhá".

Chẳng nỡ trở lại ngay chốn cũ, lấy cớ vì năng thức đêm đọc sách nên tâm thần suy nhược, nay cần tĩnh dưỡng, Đỗ ở tịt lại nơi đồi quê tĩnh mịch. Lang thang giữa chốn núi sông điệp điệp, bạn cùng cây cỏ xanh tốt, chàng mong sẽ thấy lại nỗi yên vui... nhưng ngày tháng qua, biết mấy lần trăng rằm đã mọc sau đồi cỏ mà cũng chỉ đủ rọi thêm choáng váng vào cõi lòng tỉnh thức bâng khuâng.

Chàng trai muốn quên mau. Song những ngày buồn nản qua không vội vã nên có lúc dừng ngựa mơ màng ngắm lá vàng bay giữa rừng vắng anh lại đau thương nhắn hỏi:

- Gió ơi, sao làm tình chóng đứt?...

Hoa tình rụng rời, bình tĩnh cũng dần dần trở lại, nhưng trong lòng Đỗ đã bớt tin tưởng!

Với gió đông về, cuộc đời học sinh lại nối tiếp... giữa chốn bạn bè náo nức vui tươi nơi nhà trường, lòng trai đã nhanh bước mau trở lại yêu đời. Rồi một bữa đến, một bữa đông lành mà ánh mặt trời chợt bừng sáng chan hòa giữa gió lạnh vang vang đê mê đứng ngẩn trông theo tà áo tươi mầu đang phấp phới đi vào trong nắng gió, Đỗ lại thấy lòng bỗng rộn đập tưng bừng. Cứ thế mà qua mãi, người đời tha hồ bảo yêu có một lần. Đỗ chẳng tin; hoa thì tàn nhưng lòng luôn luôn nở lại, cũng vì thế sau Phượng Trinh biết mấy chuyện tình thơ ngây đã tan vỡ! Kể sao cho thấu những nỗi vô lý chốn tình trường; chỉ vì lòng trai quá bồng - bột - si - mê nên tình chẳng bền đâu! Tuy thế nhiều hôm bất ngờ tình cũ lại vẩn lên trong lòng, Đỗ lại mang ảnh Phượng Trinh ra ngắm rồi rầu rầu nói sẽ: "Nhưng chưa có mối tình nào đẹp như tình em... Trinh ạ".

Khá lớn lên, chàng trai sớm vội đua theo các bạn vào cuộc đời chơi bời phóng đãng; dần dần chàng đã trở thành khôn khéo; quen ra vào nơi tửu điếm nên chàng nói dối đã không ngượng lời, mắt đầy gian trá, nhưng lúc ấy thì người đời lại tin chàng. Từ một đứa trẻ Đỗ đã thành một người, và những mối tình dễ dãi ở mọi chốn chơi bời: cứ tiếp tục mà qua mãi. Giữa cái cuộc vui nhả nhớt, chàng đắm say tươi cười; thật lòng chàng trai quên sầu cũng dễ như yêu, nhưng lòng anh đã kém trong sạch, bây giờ khó tìm đâu cho thấy được vẻ sợ sệt rút rát si mê ngây thơ thuở mười tám: một ít vẻ đẹp đã mất.

Đỗ đã yêu khắp nơi đến nấc cùng, đâu chàng cũng yêu đến si dại, tuy thế vị ngọt hoa tàn của chuyện qua vẫn mang máng ủ ấp lòng Đỗ một nỗi nhớ thương nhẹ nhàng như làn gió thoảng qua của một buổi sớm nào êm dịu xa xôi. Đỗ vẫn chẳng thể quên được người xưa, luôn luôn lòng chàng như nhớ tiếc mối tình ngây thơ cũ, như thiếu nắng dịu, thiếu vẻ nồng nàn mà mắt Trinh chiếu lại. Đã bao lần yêu, đã bao lần sóng gió trong lòng, mà khi lắng hết chỉ riêng hình Trinh còn lại như vẫn còn sau cơn bão táp một cây cổ thụ. Chuyện qua đã ăn rễ sâu vào tận thớ tim Đỗ.

Sau đấy ít lâu Đỗ thôi học và về ấp ở với cha mẹ. Hồn Đỗ phức tạp, chàng yêu đồng núi quê hương nhưng chàng cũng không quên làn không khí say sưa của cuộc đời chơi bời; từ nơi ấy Đỗ luôn luôn trở về thủ đô. Một hôm gặp Tuyết nàng nói cho Đỗ biết:

- "Phượng khen Đỗ bây giờ ngoan lắm, về quê làm ăn rồi, lần nào đến nhà tôi chơi, Phượng cũng nhắc đến Đỗ..."

Ngây cả người, Đỗ không hiểu sao Phượng Trinh lại biết mình về quê làm ăn, mà mình có làm ăn gì đâu!... Nhưng Tuyết đã nhìn chàng nói nhỏ:

- Phượng vẫn yêu Đỗ lắm...

Trời, Đỗ muốn khóc lên được! Thấy Đỗ ngây đờ yên lặng, Tuyết mỉm cười nói tiếp:

- Lần nào gặp tôi Phượng cũng nhắc đến Đỗ, cũng như Đỗ gặp tôi cứ hỏi chuyện Phượng ấy mà... Sao hai người không lấy nhau nhỉ...

... Rồi Tuyết kể:

- Ngày sắp cưới Phượng ấy, Phượng có chạy đến tôi nói chuyện. Tôi có hỏi sao không lấy Đỗ có hơn không thì Phượng nói: "Tại Đỗ không đến hỏi... mà đợi thì biết đến ngày nào!" Với lại Phượng cũng không biết Đỗ có ý định lấy Phượng không mà đợi cơ!... Phượng bảo:

"Chả nhẽ em lại mang giầu cau đến hỏi Đỗ à?..."

Nghe xong, Đỗ đau đớn hỏi trách:

- "Sao Tuyết không nói cho tôi biết ngay từ ngày ấy"... thì Tuyết giả nhời:

- Ngày ấy tôi cũng có ý tìm Đỗ, nhưng hình như Đỗ ít khi có mặt ở Hà Nội thì phải...

Khẽ gật đầu, Đỗ yên lặng bâng khuâng.

Từ đấy chàng chỉ biết mang câu duyên số ra để tự an ủi và từ đấy chàng càng tin chắc rằng chẳng bao giờ nữa Phượng Trinh quên mình, chàng vẫn nhủ thầm:

- Ai quên được những ngày đẹp đẽ trong đời...

Chuyện qua Đỗ vẫn giữ quý như một kho vàng. Lắm lúc bâng khuâng nghĩ lại, Đỗ vẫn thường cau có tự hỏi: "Sao lại cứ nhớ, sao không quên đi cho tâm hồn được thư thái"... nhưng rồi chàng lại nói ngay: "Không, đừng bắt ta quên, ta muốn nhớ cho đến lúc mãn chiều... ở đời có những vết thương êm ái. Như ta lúc này ai dám bảo nhẹ buồn khổ là khi đó dư âm của một thời rạo rực, trở về vang lại trong hồn". Và những khi ở Hà Nội, Đỗ vẫn hay đi nhà thờ, nhưng nay không phải vì ai nữa mà tin tưởng ở đạo giáo. Vả lại xuân đầu chỉ có một lần, chàng không muốn bỏ một cái gì của những ngày tuổi trẻ tươi thắm đã qua.

Một hôm vô tình Đỗ đi xe ngang qua nhà chồng Trinh. Nhìn vào, chàng thấy Trinh đang đứng trong căn vườn nhỏ như mơ màng. Có thế thôi mà về tới nhà chàng cũng sung sướng mãi và cả ngày nhắc nhở": Có lẽ phút này Trinh đang nghĩ đến ta, có lẽ... có lẽ!". Rồi trên quyển sổ tay biên trăm thức lặt vặt, chàng viết mấy dòng: "Có lẽ như ngày nào đôi mày hơi đưa lên, em nhìn vào nơi nào không định. Nghĩ gì thế em? Thôi, nghĩ hạnh phúc quá mơ hồ, cuộc đời éo le bất trắc. Em, trông gì ở nơi xa ấy, có phải là anh? Em, sao chẳng đáp lại tiếng gọi của lòng anh?".

Viết thế, Đỗ lại nhớ tới câu mà trước kia Trinh trả lời "Đã có người đáp lại rồi còn gì" thế là chàng lại đấm vào má vò đầu rứt tóc hối hận. Trinh bây giờ đã hiểu lòng chàng mà sao Trinh ngày ấy lại trả lời chàng thế, Phượng Trinh có hiểu đâu lòng trai thuở ấy đương thời mới ở say sưa cảnh đẹp yêu mến cỏ hoa, mê giọng chim, tiếng hót, khao khát tình yêu... như một con hươu non xông vào rừng thẳm để tìm cỏ quý, nhưng anh đã ăn cả cỏ dại lá lạ ở dọc đường! Hoa đẹp nhiều quá, lòng đang mới mẻ, anh giữ sao được không hái một hai bông gần. Đôi lúc nghĩ lại, Đỗ vẫn bực tức kêu lên:

- Họ bảo thế là bạc tình! Thật họ không hiểu, nhưng ta nói làm sao được! Ta không bao giờ bạc tình mà chỉ nhiều tình quá...

Ngày tháng qua đi, càng lớn lên càng bận công việc nhiều; ngoài những giấc mơ ngắn ngủi, chả mấy khi Đỗ còn được gặp Trinh như xưa mà cũng chẳng chả mấy khi Đỗ còn được gặp Tuyết để nàng kể cho nghe ít chuyện về người cũ. Nhưng cứ tết đến, mỗi lần ngửi lại hương thủy tiên nhắc nhở xa khơi, mỗi lần thấy xuân về nở trên cành đào Đỗ lại thấy hoa tình cũ cũng nở lại trong lòng mình, vì thế năm nào chàng cũng vẫn gửi lời chúc mừng năm mới đến người xưa. Tuy chỉ vài dòng ngắn ngủi Trinh cũng hốt hoảng đọc vội đoạn cầm ép lên ngực nhìn trời chớp mau. Những lúc đó đôi mắt đen trong sáng lại mờ ánh lệ.

Họa hoằn có một đôi khi bất ngờ gặp lại trên đường từ xa Đỗ thường đứng lại bên vỉa hè vờ vĩnh đợi ai để ngắm Trinh qua... và cặp mắt nhung diễm lệ lại mở to xao động ánh tươi vui khi vô tình đặt tới người cũ,... rồi thôi, cả hai đều bâng khuâng không cười nói với bạn nữa, mà chỉ yên lặng để nghe tiếng thỏ thẻ xôn xao.

Ngắm Trinh qua một buổi rất gần, Đỗ thấy đôi mắt của nàng đã kém vẻ tươi cười như thầm bảo "Em không được sung sướng". Đỗ biết Trinh đã hiểu lòng mình, nhưng còn đâu nữa! Lúc hai người biết được tình sẽ bền chặt mãi mãi thì ai hay chả đã quá muộn rồi. Tuy thế Đỗ vẫn sung sướng với mối tình lỡ làng, mà chàng biết sẽ là nguồn an ủi cho chàng suốt đời, sẽ là của cải vô giá của tuổi trẻ mà chàng còn giữ lại được. Đỗ nhận thấy vẻ trong sáng của đôi mắt người yêu sẽ mãi mãi là ánh sáng của đời chàng. Tình yêu xui Đỗ đôi khi có những mộng tưởng không ngờ, cũng như lắm lúc chàng tin rồi ra sẽ có ngày giọng Trinh nói khẽ bên tai: "Ước gì đôi ta cùng bé lại".

Bất ngờ một hôm Đỗ gặp lại Tuyết, hai người vui vẻ trò chuyện xa gần, nhưng rồi cũng nhắc đến Phượng Trinh... Đỗ hỏi:

- Vừa rồi mới gặp, tôi trông Trinh có vẻ buồn ấy... gia đình Trinh có chuyện gì không vui không?

Tuyết cười đáp:

- Sao Đỗ lại hỏi thế. Phượng Trinh ngoan lắm. Chồng Phượng không trách Phượng điều gì cả... Bố mẹ chồng cũng thế...

Đến lúc Đỗ nhíu đôi mày vui vẻ băn khoăn mỉm cười nói:

- Không biết tại sao tôi trông Phượng như không được vui. Phượng có được sung sướng không? thì Tuyết thoáng cười buồn:

- Đỗ cũng biết tính Phượng trẻ con vui đùa là thế, mà chồng thì tính nết như ông cụ ấy...

Tuyết ngừng lại, mắt chớp bâng khuâng rồi mỉm cười nhìn Đỗ nói tiếp:

- Lấy Đỗ thì cố nhiên là vui hơn... à ngày xưa ấy mà, độ Phượng chưa đi lấy chồng ấy, một lần Phượng thấy trong sách ảnh của tôi có tấm ảnh của Đỗ chụp ngồi ở đống rơm, thế rồi Phượng cứ lấy, làm tôi phải đòi mãi...

Đỗ đứng yên lặng bùi ngùi trong sung sướng! Thấy bạn có vẻ buồn tiếc, Tuyết hạ giọng:

- Thôi chả cần Đỗ ạ, hình Đỗ ở trong tim Phượng cũng đủ rồi.

Từ đấy mỗi lần gặp người yêu cũ là Đỗ thấy như mình đang sống lại thời say mê thuở mười tám. Trong mắt Phượng Trinh chàng thấy lại một ít tuổi nhỏ, một chút nắng sưởi ấm cho lòng chàng ấm dịu, chút nắng thừa của một thời xa xôi. Nhưng lúc đó Đỗ chỉ biết đứng nhìn theo cho tới nẻo đường đã khuất mà tà áo Trinh còn phấp phới bay rồi chàng bàng hoàng ngẩn ngơ nói một mình:

- Trời ơi, đôi mắt đen quá, sáng quá, phải chăng là những tấm gương phản chiếu mầu tươi sắc thắm của những ngày rực rỡ...

Đến một hôm chẳng hẹn trước, Tuyết rủ Đỗ đến nhà Phượng Trinh chơi. Gặp lại bao nỗi ngượng ngùng, Trinh càng sung sướng. Xong bẽn lẽn cũng ruộm hồng đôi má; còn Đỗ thì ngày ngày cảm động ngắm bạn lòng cũ. Trước mặt chàng trai giọng Trinh nói chuyện với Tuyết mất cả tự nhiên; Đỗ ngồi nhìn trong lòng lâng lâng sung sướng, có một lúc Trinh quay sang mỉm cười e thẹn hỏi Đỗ:

- Độ này không hay gặp ông đi lễ.

Phượng Trinh gọi Đỗ bằng "ông"! Nhưng làm thế nào, nàng đã có chồng! Nghe Trinh gọi mình như thế, Đỗ thấy nhói vào tim, nhưng hiểu tình thế mới, chàng vội trả lời:

- Độ này tôi ở nhà quê luôn... thỉnh thoảng mới về Hà Nội, thành ra Trinh không gặp...

Ngừng một tị, Đỗ mỉm cười nói tiếp :

- Mấy lại ngày xưa tôi có đi lễ bao giờ đâu,... từ ngày biết Trinh tôi mới đi nhà thờ đấy chứ. Trinh đã cứu vớt một linh hồn mà Trinh không biết...

Răng trên khẽ cắn lên môi dưới e thẹn, Trinh mỉm cười đỏ hồng cả mặt, rồi đưa ngón tay cong cong lên miệng cắn cắn cảm động, đoạn nàng nhìn Tuyết cười ngượng nghịu cất tiếng bảo:

- Đi lễ thế thì chảảả... được phúc.

Nhưng mắt nàng sáng ngời, phải chăng vì duyên cũ! ánh sáng ấy cũng đủ khêu lại lòng Đỗ ngọn lửa đã gần tàn; và trông Trinh cười đắm say. Đỗ thấy nụ cười tươi thắm ấy như đưa chàng vào một vườn nắng nhẹ gió vừa. Đỗ ra về với ít hoa nở lại trong lòng với ít tin tưởng rằng sẽ chẳng bao giờ hương tình cũ đến nỗi tan bay hết. Đời còn tươi đẹp và tươi lại vườn tình đang úa. Đỗ sung sướng trở lại nơi đồi núi quê hương và mang theo trong tim đôi mắt tươi cười của Trinh, đôi mắt trong sáng như tráng làn nước trong đã bao lần làm anh ngây ngất khi buổi đầu dịu dàng nhìn lại...

Vài hôm sau, một chiều vừa cưỡi ngựa đi chơi núi về thì Đỗ nhận được một phong thư, trong Tuyết viết: "Hôm qua Phượng lại đằng tôi chơi và bảo: "Hôm nọ, lúc vào tới phòng tiếp khách thoạt trông thấy Đỗ, Phượng choáng váng ngạc nhiên đứng dừng lại...".

Thôi thế cũng đủ làm Đỗ sung sướng đến rưng rưng nước mắt. Tay vẫn cầm tờ giấy lơ đãng chàng lững thững đưa bước ra phía đồi sau nhà. Trời mát tóc thoảng nhẹ bay phất phơ trên trán... bâng khuâng vô tình đứng trông những bông vông-vang phất phơ trên bụi cỏ đang kín đáo cúp lại trong gió chiều êm đềm, Đỗ lại thấy lòng bỗng tràn đầy tin tưởng như buổi mới... và man mác hy vọng, chàng như khẽ:

- Hoa còn có loài chiều hôm cúp vào để sớm mai nở lại em ạ, thì tình ta sao chả có lúc nối theo...

DT

Dec 23, 2008

Cho và Nhận qua tuỳ bút Hạnh bố thí - Du Li




Hạnh bố thí
Du Li

Du Li là bút hiệu của Nguyễn Thị Phương Dung, sinh năm 1938 tại HàNội. Thưở nhỏ học trường Bưởi, năm 1954 theo gia đình vào Nam, học ở Trưng Vương cho đến hết năm Đệ Nhị; lớp Đệ Nhất học tại trường Chu Văn An. Sau đó chị học Luật tại Saigon, rồi sang Mỹ học và đậu bằng MA tại đại học Virginia (UVA).

Trong thập niên 1960, chị Phương Dung làm việc tại Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, sau đó có về VN một thời gian ngắn, rồi trở lại làm việc cho Liên Hiệp Quốc. Năm 1974, chị sang Texas đi học lại MBA, ra trường làm cho Wells Fargo Bank. Đến năm 1981 chị thôi làm việc, chỉ theo đưổi các công tác thiện nguyện mãi cho đến ngày chị qua đời.

Qua văn và thơ của chị, chúng ta biết một tác giả Du Li rất đằm thắm với cuộc đời, tuy đã nhìn thấy tính chất vô thường trong mọi sự. Cách nhìn trong sáng từ cái tâm thanh tịnh của chị như một dòng suối trong, đem đến chút mát mẻ cho cuộc sống đầy mệt nhọc của chúng ta.

Có một lần đi xe hơi với cậu Nhân từ San Francisco về Los Angeles khoảng 11 năm trước, cậu đề nghị giúp tôi phương tiện để “chị muốn làm gì thì làm, như viết sách chẳng hạn. Để chị không phải vội vã đi kiếm việc lo chuyện sinh kế.” Hồi đó tôi mới nghỉ việc với Wells Fargo, dọn về sống với bố mẹ tôi lúc đó đã già. Tôi từ chối ngay đề nghị đó. Viện nhiều lý lẽ trong đó có lý “chị còn khoẻ mạnh thì đi làm chứ. Sao lại để chú nuôi nhỉ.”

Hồi đó cậu mới 31 tuổi; là kỷ sư, không thích nói chuyện triết lý và hoàn toàn không biết đạo là gì, nhưng không biết từ đâu mà cậu bảo tôi “ Cả đời chị đã giúp chúng em rất nhiều, bây giờ em chỉ muốn giúp lại chị một chút thôi, trong lúc này khi hoàn cảnh cho phép. Chị biết cho thì phải biết nhận chứ. Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho.” Tôi tiếp tục biện luận hăng hái hơn trên suốt đọan đường còn lại. Về chuyện “thấy vui khi cho và không nhận vì không thấy cần, không muốn ĩ lại vào ai, chứ không phải vì tự ái”. Không biết tôi thuyết phục cậu hay thuyết phục chính mình!

Nhưng câu nói “không biết nhận thì cũng không biết cho” của cậu bỗng dưng in chặt vào đầu tôi, nằm trong đó cùng với những câu “từ nhân thị đại chúng,” “hãy nhìn đời bằng một con mắt lạnh như tro tàn và một trái tim nóng hổi,”…mà tôi đã thu thập trong những sách thiền từ hồi nào. Rồi có một lần đọc được một chuyện ngắn của chị bạn viết là hồi thầy Thiên Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm Thầy và rất buồn khi thấy bệnh làm thân thể Thầy đau đớn. Chị thường khắc khoải không biết làm gì để Thầy vui, để Thầy bớt đau.

Một hôm khi chị hỏi: “Thầy muốn con làm gì”thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy chiếc mũ đội cho ấm đầu. Hôm đó là ngày cuối tuần. Đã 7 giờ tối. Các tiệm lớn đều đóng cửa. Nhưng Thầy muốn chị đi mua ngay. Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ mang về. Thầy nhận và tỏ vẻ vui. Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy. Sau đó ít lâu Thầy qua đời. Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở, chị thấy trong tủ Thầy có cả tá mũ loại rất đẹp. Chiếc mũ của chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất. Chị chợt tỉnh ra. Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui. Chị là người làm phước. Thực ra chính Thầy cho chị một cơ hội để chị vui một lần chót với Thầy. Để chị được phước báu. Chính chị là người NHẬN, người được, người thụ ơn.

Từ kinh nghiệm đó chị nhận và biết là trong cuộc đời nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận là người cho. Không biết ai là ai. Và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy. Và cám ơn Đời.

Không hiểu sao tôi thích chuyện đó vô cùng. Lâu lâu đem đọc lại. Đến nhập tâm. Nhưng trong đời sống hằng ngày vẫn thích làm cho người khác chứ không thích ai làm cho mìnhđiều gì nếu tôi có thể tránh được. Cái tính này phải nói tôi “thừa hưởng” của ông bố. Hơn 10 năm sống gần Cụ tôi nhìn thấy thật rõ rang. Cả cuộc đời cụ hy sinh cho vợ con. Giúp đỡ mọi người mà không thể ơn. Đến lúc già không còn quyền thế để giúp người như trướcthì cụ lại chắt chiu, tiết kiệm chi tiêu dành tiền dưỡng già gửi giúp đỡ họ hàng. Cụ cất và xếp những thư đầy tình cảm ơn nghĩa từ Vìệt Nam gửi sang đầy chật ngăn kéo. Nhưng cụ không thích phải nhờ con cái điều gì. Mặc dầu cụ để tôi lái xe đưa đi bác sĩ, đi nhà thương hay đi thăm mấy bà cô ở Quận Cam nhưng bao giờ cụ cũng nói “lúc nào tiện”. Nghe giọng thấy như miễn cưỡng.

Những năm đầu Cụ không nói cám ơn. Cho đến mãi gần đây khi Cụ đã đọc kinh sách Phật thật nhiều tôi mới nghe Cụ nói “Thank you” với con cái. Ở nhà Cụ vẫn nhất định tự đun lấy nước sôi đở vào bình. Tay Cụ run run nhiều lúc nước rớt ra ngoài. Tôi và cô em đã nhiều lần dặn “ Cậu để đó chúng con làm cho. Không có lỡ bỏng thì phiền lắm”. Bao giờ Cụ cũng trả lời “Tôi làm được mà”. Dần dần tôi thấy rõ là dù đã ngoài 80 cụ vẫn không thích ai làm cho mình cái gì nếu cụ nghĩ là cụ còn làm được. Phiền là nhiều lúc cụ ước lượng sai về sức mình. Có thể là vì cụ vẫn thấy chuyện Cho và Nhận, Người và Ta thật khác biệt, thật minh bạch như chuyện Ngày và Đêm chăng. Tôi thỉnh thoảng cũng than phiền cụ về chuyện này với các em. Vì tôi bắt đầu thấy là những phân biệt rõ rang như Trắng và Đen của mình và người đời, nhiều khi lại chưa hẳn là như thế.

Bắt đầu biết chuyện phân biệt cho với nhận chỉ là sản phẩm của “cái tôi” đầy tự ái, mà thực ra thì cả hai chỉ là một. Biết thế mà tôi vẫn bắt gặp mình “giẫy nẫy” lên mỗi khi các em tôi cho quà, và cứ thanh minh thanh nga là đã từ lâu mình không còn tự ái nữa. Biết thế mà tôi vẫn ghi sổ ký ức tên ân nhân và nóng long tìm cơ hội trả nghĩa. Cũng lại thấy rõ rang là mình suy nghĩ và hành xử không đồng nhất. Cũng lại thấy lòng hơi bực bội mỗi khi nghe cô em út say sưa nói về chuyện “có đi có lại” (Give and Take) như là một bí quyết giao tế tối thượng trên cõi đời này. Bực nhưng chưa thấy tại sao mình bực. Có thể là vì chính trong lòng mình đang tranh chấp về chuyện cho và nhận, chuyện ban ơn và thụ ơn chăng?

Cũng trong thời gian đó thỉnh thoảng tôi đi Oxnard thăm những ruộng rau. Ngày Chủ Nhật thiên hạ đi nhà thờ, đi chùa hay đi Bolsa ăn phở, thì tôi đi mót rau. Những ruộng rau nhà chủ vườn đã hái xong, bỏ lại những cây rau không đủ tiêu chuẩn đầy ruộng, để mặc cho đến mùa sau. Tôi tới ngồi giữa ruộng rau ngắm những cây rau còn đầy sức sống. Những tàu lá phía ngoài xòe thẳng, thật xanh có gân trắng chằng chịt như những nét họa tuyệt diệu. Như mạch sống đang trào ra ôm ấp bong súp lơ trắng tinh lấp ló bên trong đọt lá non chúp đầu vào nhau như bàn tay chấp búp sen lạy Phật. Tôi hít hà trong không khí trong lành và vùng bao la xanh ngắt vắng lặng. Từ cái yên bình của ngoại cảnh và nội tâm, tôi thấy niềm tri ơn vỡ bung ra ôm trọn vẹn tôi trong cái thinh không vô cùng đó. Không biết tên ai để nhớ, để có dịp trả ơn thì làm sao đây. Gọi là Đời, là Trời Phật ư? Nhưng làm sao trả ơn Đời, ơn Trời ?

Mỗi lần đi như thế tôi thường khuân về hàng thùng rau đem biếu chùa và hàng xóm. Mọi người cám ơn, nhưng trong lòng tôi thầm nghĩ chính mình phải cám ơn họ vì họ đã nhận và tiêu thụ hộ. Không có người nhận thì làm sao tôi có dịp cho. Làm sao tôi có cớ tiếp tục đi mót rau, để dần dần nhìn thấy lòng tham của mình. Nhặt cho nhiều. Tội gì, không có thì phí của đi! Nhưng thực ra thì làm sao mà phí được khi những cây rau bỏ lại sẽ chết đi, sẽ được cày lên vùi vào long đất trở lại làm phân bón cho rau mùa sau.

Biết vậy nên từ đó về sau tôi thường chỉ nhặt in ít đủ nhà dùng vài ngày thôi. Còn thì ngồi chơi với ruộng rau. Nhận hưởng nắng ấm trãi dài, không gian đầy ắp sức sống và những hỉ xả của Đất Trời…bỗng thấy rằng mình vẫn nhận rất nhiều hàng ngày của Đất Trời mà không thắc mắc. Nhưng người với người thì tại sao nhiều vấn đề thường được đặt ra. Phải chăng vì cái ngã còn đứng ở đó đặt ra những chuyện người cho kẻ nhận. Người có người không. Người đứng trên kẻ đứng dưới …Mặc dù kinh Phật vẫn dạy rằng hạnh bố thí là hạnh thứ nhất của người Phật tử. Bố thí trong tinh thần không còn có người bố thí và kẻ được bố thí. Để không còn có Người và Ta, không còn tự ái dù là tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa Người và Ta tức là còn có ngã, còn nhị nguyên, còn tính toán hơn thiệt, còn có đi có lại, còn rất Đời. Chưa đi vào đường Đạo.

Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó nằm đầy ắp óc tôi. Nung nấu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng óc, nhưng chưa bằng con tim. Tất cả còn nằm đó, trên óc, được dùng để suy nghĩ biện luận và phán xét…chưa di chuyển xuống tim để biến thành máu chạy khắp toàn thân. Tới tận đầu ngọn tóc, tận kẻ ngón chân để trở thành đời sống và hành động tự nhiên như hơi thở.

Cho đến khi lâm bệnh phải nằm nhà thương cả tháng. Đầu óc nhiều lúc rất mịt mù, mất khả năng suy nghĩ mạch lạc rõ ràng. Thân thể thì hoàn toàn bất lực, như chiếc xe hết xăng, hết điện nằm vạ giữa xa lộ. Tôi sống được hoàn toàn là nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Tôi đã nhận rất nhiều ở từ ông bác sĩ giải phẫu, cô y tá hằng ngày vào thay thuốc, đến bà đổ rác mỗi ngày và bao nhiêu người làm khác để cho thân thể tôi được phục hồi.

Tôi đã nhận rất nhiều từ các em tôi, từ họ hàng, bạn hữu thân thương những giúp đỡ hữu hình và vô hình trợ lực cho tinh thần tôi không sụp đổ. Tôi nhận được từ những Linh Thiêng của Đất Trời ân huệ cho tâm tôi mở ra, bằng lòng đón nhận tất cả. Từ cái đau cho đến tận cùng là cái chết. Bệnh hoạn làm cho thân thể bất lực, làm tương lai trở thành hiện tại; mọi dự phóng không còn chỗ đứng vì chính sự sống cũng trở thành bấp bênh, biến hoá khó lường. Trên bờ vực bấp bênh đó cái ngã nín thở nằm yên đợi chờ, rồi trong niềm yên lặng vô biên bên trong, những yêu thương chân thật bao bọc bên ngoài, những hiểu biết nung nấu trong óc bung ra tìm đường xuống tim.

Kỷ niệm một buổi tối đi nghe giảng, rồi thiền với một nhóm người mới gặp lần đầu. Sau khi xả thiền, mọi người đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau theo cách “Nhận Cho”. Tay trái ngửa lên cho tay người đứng bên trái mình úp xuống. Tay phải úp xuống tay trái của người đứng bên phải mình. Tất cả mọi người đều làm như vậy thành vòng tròn. Từng đôi bàn tay khum lại ôm lấy nhau. Mọi người cùng nhắm mắt trong một phút cho điện (energy), luân lưu giữa những người trong nhóm. Qua bàn tay mở ngửa, điện nhận được từ người bên trái chạy qua người mình rồi truyền đem cho người đứng bên phải, qua bàn tay mình úp xuống tay người. Truyền cho nhau thanh điện và tẩy biến những trược điện của nhau.

Hôm đó ra về không những là thấy long vui, thân khoẻ mà còn thấy mình thích quá, thích quá về lối cầm tay kiểu này. Tôi thường vẫn không thích cái kiểu nắm tay nhau, nhất là …lại nắm chặt. Bởi vì thấy như có một sự nắm giữ làm của riêng, và khi một người muốn buông tay ra, mà gặp người kia không đủ mẫn cảm để nhận biết, thì sẽ có một sự vẫy vùng nho nhỏ. Lối cầm tay này thật nhẹ nhàng và có ý nghĩa. Lúc đó tôi nghĩ vậy.

Kỷ niệm này trở về với tôi nhiều lần trong lúc nằm trên giường bệnh. Câu nói của cậu Nhân 11 năm về trước trên chuyến đi từ San Fran về Los, cùng với câu chuyện của chị Vân về thầy Thiên Ân và những kinh nghiệm về Nhận và Cho thu thập bấy lâu trong cuộc đời vẫn cất giữ trong óc, bỗng hiện ra như những mảnh puzzle, ghép vừa vào nhau. Rồi một hôm nằm đọc kinhPhật nói về hạnh bố thí và giảng tại sao nên bố thí, tôi cảm thấy như mình vừa ráp xong mảnh puzzle cuối cùng. Bỗng nhìn thấy như một người tù sau bao năm nằm trong ngục tối được giải phóng để nhìn thấy ánh sáng chói lòa và vạn vật rạng rỡ của một thế giới con người tự do.

Khi ra khỏi bệnh viện, tôi lên San Jose để tiếp tục làm Chemotherapy và dưỡng bệnh tại nhà một người em trai đã có gia đình. Tôi thoải mái trong sự nhờ cậy rất nhiều ở mấy người em. Một anh bạn từ thuở trung học với em trai tôi nghe tin cũng ân cần lại thăm. Anh tình nguyện chở tôi đi bệnh viện khi cần. Thấy tôi khen cây hồng ròn nhà anh, anh cắt cho tôi những chùm hồng vàng cam còn cả lá. Anh đem cho bánh dẻo vợ làm và cuốn băng nhạc chọn lọc thu những bài ca Việt và Mỹ thịnh hành hồi đó khi anh hay xuống chơi với em tôi vào đầu thập niên 60 ở Phú Nhuận. Tôi không thắc mắc khi nhận quà anh cho. Cám ơn anh mà không lúng túng. Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh Kevin, cháu tôi hồi một tuổi. Hồi đó tôi đến trông cháu những ngày em tôi đi làm. Đến giờ ăn, chú bé nằm u ơ chờ tôi hâm sữa đem lại. Không thắc mắc. Ăn xong chú buông chai không xuống thảm. Nhìn tôi. Cười. Không lúng túng. Và u ơ đòi bế ra đứng cửa sổ ngóng mẹ về.

Cũng vẫn cũng là một vòng tròn. Lúc đó chú Kevin đứng bên phải tôi, ngửa tay cho tay tôi úp xuống. Bây giờ tôi đứng bên phải anh bạn, tay ngửa lên đón bàn tay anh. Chẳng mấy khác, thì tại sao không thể cũng nhìn cười như chú Kevin ngày bé. Khi đã biết rằng có một người khác đang đứng cạnh mình bên phải tay ngửa lên cho bàn tay mình úp xuống. Khi biết rằng những người đứng bên phải và bên trái mình luôn luôn đổi chỗ hàng giờ hàng ngày trong cùng một vòng tròn, hay sang một vòng tròn khác. Còn gặp lại hay sẽ không bao giờ gặp nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. “Ân nghĩa xin nguyện đền” nhưng không là tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa, mà luôn luôn giữ đầy trong tấm lòng biết ơn Đời ơn Người để luân lưu đi những ân huệ nhận được từ người phía trái sang cho người bên mặt. Không giữ lại để dành. Để chuyển hóa những đắng cay của ân hận nhận được, thành ngọt ngào của hỉ xả. Tha thứ đem cho người đứng bên. Không sổ sách trong tâm.

Trước giáng sinh, cô em gái ở Virginia gửi cho ít quần áo ấm mặc trong nhà, cùng với tấm thiệp nhắc nhở tôi là “everyday should be Christmas and we hope you will in everyday the comfort of receiving as well as the joy of giving”. Tôi muốn nói với cô rằng từ ngày bệnh hoạn đến nay đối với tôi “ everyday is Christmas” và tôi đã cảm nhận được niềm vui hồ hởi cả tronh hành động cho và nhận. Trong thực tế lúc này tôi không làm được gì cho ai. Ngay cả mấy con tem nhiều khi cũng phải nhờ người đi mua. Nhưng sao tôi cảm thấy như có rất nhiều để cho. Phải chăng vì tôi nhận được từ Đất Trời và Người rất nhiều. Mỗi ngày. Nhận được nhiều thì cũng có rất nhiều để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa và luân lưư đi tất cả sau khi đã thụ hưởng hoặc thêm thắt một chút hương hoa. Rồi có lúc thấy mình không còn đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng, mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng. Không ngừng. Tự nhiên như bốn mùa thay đổi; như lẽ vô thường của vạn vật.

Bỗng khám phá ra một quyền tự do căn bản và tối thượng của con người mà cả đời mình không hề biết tới mặc dầu vẫn tự hào là người tự do. Bỗng hiểu tại sao trong sáu phép Lục Độ bố thí là hành động đầu tiên của người Phật tử và là hạnh thấp nhất. Nhưng chính hạnh bố thí cũng có thể là hạnh cuối cùng đưa con người tới giải thoát. Trọn vẹn. Đời đời.


Source: anhhoang's Blog

Dec 20, 2008

Những Cánh cửa trong Monster, Inc




Hôm nay coi lại Monster, Inc trên Disney Channel.
Bộ phim là một thế giới tưởng tượng đầy kinh ngạc của muôn vàn những cánh cửa dẫn đến khắp mọi nơi trên thế giới thực này của những dãy Himalayas, núi Phú Sĩ, tháp Eifel...
Lúc Sullivan đem bé Boo về lại nhà và từ biệt rồi, và vì phải đảm bảo với "Child Detection Agency" là không được có trẻ em ở Thế giới Quái vật nữa, cánh cửa gỗ dẫn đến căn phòng của Boo bị cho vào "Máy huỷ cửa" ("door shredder"). Mike nhặt lại một mảnh cửa đưa cho Sullivan. Sullivan vẫn còn lạc ở đâu đó trong thế giới của loài người. Tay hắn nắm chặt mảnh cửa.
Lúc đã vực dậy Monster, Inc bằng tiếng cười của trẻ con thay cho tiếng khóc thét (năng lượng của 1 tiếng cười = 10 lần của tiếng thét!), Sullivan nhìn lại mảnh cửa bí mật kẹp trong tập ghi chép của mình. Mike đi qua, Sullivan giật mình như vừa làm điều gì đó vụng trộm, bối rối nói vung vít. Mike dặn hắn không được nhìn rồi dẫn hắn đi đến một nơi. Sullivan mở mắt ra, trước mặt hắn là cánh cửa chắp vá, cạnh hắn là Mike lí nhí xin lỗi vì bàn tay đầy những băng dán khi đã tỉ mẩn dán cánh cửa lại từ những mẫu gổ vô dụng. Mike nói:
"Cậu biết đấy, chỉ có khi đầy đủ những mảnh ghép, cánh cửa mới hoạt động."

Ngay giữa cánh cửa có một rãnh đen như bị đục đi. Sullivan dè dặt lấy mảnh cửa của mình ra và ghép vào.
Mở hé cánh cửa, hắn gọi tên Boo. Boo đáp lại, "Kitty!"
Và hắn cười.
Hết phim.
Dễ thương dễ sợ. Sullivan, Boo. Câu nói của Mike, cánh cửa.

Cái entry photo tự nhiên làm mình nhớ lại King Kong với cô gái trong lòng bàn tay hắn, đầy cảm xúc, cho cả giai nhân và quái vật.

Dec 16, 2008

I don't want to miss a thing




Aerosmith's single from the movie Armageddon
Enjoy here


...

I could stay awake just to hear you breathing


Watch you smile while you are sleeping

While you're far away and dreaming

I could spend my life in this sweet surrender

I could stay lost in this moment forever

Well, every moment spent with you

Is a moment I treasure



I don't wanna close my eyes
I don't wanna fall asleep
'Cause I'd miss you, baby
And I don't wanna miss a thing
'Cause even when I dream of you
The sweetest dream would never do
I'd still miss you, baby
And I don't wanna miss a thing

Lying close to you

Feeling your heart beating

And I'm wondering what you're dreaming

Wondering if it's me you're seeing

Then I kiss your eyes and thank God we're together

And I just wanna stay with you

In this moment forever, forever and ever



I don't wanna close my eyes
I don't wanna fall asleep
'Cause I'd miss you, baby
And I don't wanna miss a thing
'Cause even when I dream of you
The sweetest dream would never do
I'd still miss you, baby
And I don't wanna miss a thing
I don't wanna miss one smile
I don't wanna miss one kiss

Well, I just wanna be with you

Right here with you, just like this

I just wanna hold you close

Feel your heart so close to mine

And just stay here in this moment

For all the rest of time


Don't wanna close my eyes
Don't wanna fall asleep
'Cause I'd miss you, baby
And I don't wanna miss a thing
'Cause even when I dream of you
The sweetest dream would never do
'Cause I'd still miss you, baby
And I don't wanna miss a thing

I don't wanna close my eyes
I don't wanna fall asleep
'Cause I'd miss you, baby
And I don't wanna miss a thing
'Cause even when I dream of you
The sweetest dream would never do
I'd still miss you, baby
And I don't wanna miss a thing
Don't wanna close my eyes
Don't wanna fall asleep, yeah
I don't wanna miss a thing

I don't wanna miss a thing...